• Hotline: 0911463389
  • Liên hệ quảng cáo
  • Subscribe
Báo Giá Tour Du Lịch
  • Tour Thái Lan
  • Tour Singapore Malaysia
  • Home
  • be-yeu-hoc-an-dr-irene-chatoor
  • Chương 9 - Kéo mọi người vào cuộc - Bé Yêu Học Ăn

    Share
    Xem
    Bạn đang xem chương 9 tiêu đề là Kéo Mọi Người Vào Cuộc trong sách Bé Yêu Học Ăn. Tầm quan trọng của những bữa ăn gia đình. Hai mươi năm trước, khi bắt đầu khám những trẻ có rối loạn về nuôi ăn, thường sẽ là cảnh các bà mẹ bước vào với đứa con nhỏ, cho rằng mình là người chịu trách nhiệm làm việc với bác sĩ www.baogiatour.com trong việc giúp con vượt qua được những khó khăn về nuôi ăn. Tuy nhiên, khi lấy hẹn, nhiều bà mẹ thường hỏi tôi: "Thế chồng toi có phải tới không ?" và tôi thường trả lời "Có, người cha cũng phải tới, bởi vì ăn là một việc của gia đình".

    Chương 9 - Kéo mọi người vào cuộc - Bé Yêu Học Ăn

    Chẳng bao lâu sau, tôi nhận thấy ngay, những can thiệp chữa trị sẽ hiệu quả hơn rất nhiều, nếu cả hai cha mẹ cùng tham gia để giúp đứa con. Những năm trước, các bà mẹ thường hay bao biện cho chồng, thí dụ anh ấy bận quá, không tham gia được, ... Nhưng mười năm trở lại đây, tôi chứng kiến một sự chuyển đổi rất thú vị. Không hỏi câu nào nữa, trong gần như hết các trường hợp, cả hai cha mẹ đề cùng mang trẻ đến cho các bác sĩ đánh giá, và tiếp tục cùng phối hợp với chúng tôi để giúp đỡ con mình.

    Điều này khiến cho việc can thiệp chuyên môn được hiệu quả hơn, và tới thời điểm này, tôi cảm thấy bản thân mình sẽ khó mà điều trị một em nhỏ hiệu quả được, nếu không cả hai cha mẹ cùng tham gia. Trước này tôi quan sát thấy, khi trẻ gặp khó khăn trong ăn uống, thường cho ăn sẽ trở thành công việc toàn thời gian của các bà mẹ. Mẹ thường phải mất hàng mấy tiếng liền, để cho con ăn. Cuối ngày, khi chồng về, thì cũng đã mệt rã rời. Các mẹ sẽ không có thời gian để ăn, thường chỉ ăn cái mà con đã chê, và bữa tối sẽ chỉ có hai vợ chồng.

    Không có những bữa ăn gia đình, và đứa trẻ không được thấy cha mẹ ăn. Như tôi đã chỉ ra trong cả cuốn sách này, cung cách cha mẹ ăn uống là quan trọng nhất đối với trẻ nhỏ. Trẻ nhỏ quan sát rất giỏi, chúng học bằng cách quan sát người lớn và những trẻ lớn khác. Đó là cách chúng học đi học nói và cả học ăn. Trẻ nhỏ muốn được ăn và uống thử mà chúng thấy trên đĩa, trong ly của cha mẹ, ngay cả khi chúng đã có cùng thức ăn đó trên đĩa, và cùng thức uống đó trong ly. Bên cạnh đó, mọi người trong gia đình đều phải ăn, và những bữa ăn phải là thời gian cả nhà cùng chia sẻ với nhau, mang lại sự gần gũi, đoàn kết gia đình.

    Như tôi vẫn hay nói với các bậc phụ huynh, cái gì tốt cho con bạn thì cũng là tốt cho bạn. Cha mẹ phải dành thời gian để ăn và có những bữa ăn đều đặn y như con. Khi cha mẹ và con cái không tìm được thời gian để chia sẻ những bữa ăn, và mọi người ăn vào những giờ khác nhau, thường đây sẽ chỉ là khởi đầu cho sự tan rã của gia đình. Mặt khác, nhiều cha mẹ kể với tôi rằng, một trong những điều hay nhất đạt được sau khi điều trị cho con, là bữa ăn tối của cả gia đình đã trở thành một khoảng thời gian vui thích để mọi người cùng nhau chia sẻ.

    VAI TRÒ CỦA ÔNG BÀ


    Mặc dầu ở các nước phương Tây, hiếm khi thấy các đại gia đình sống chung với nhau, nhưng ông bà và họ hàng vẫn đóng một vai trò quan trọng trong việc dạy dỗ trẻ. Ông bà hay có những ý tưởng riêng của họ về việc các cháu nên được cho ăn như thế nào ? và thường là ông bà không đồng ý với cách cha mẹ cho ăn hay dạy dỗ trẻ nói chung. Điều này có thể dẫn tới mâu thuẩn nặng nề, và phụ huynh có thể cảm nhận thấy mình bị tổn thương, trong cuộc đấu tranh để cho một đứa trẻ ăn, đến cha mẹ mình cũng không hiểu mình.

    Tôi đã từng thấy điều này đặc biệt ở những trẻ bị coi là "kén ăn". Đó có thể là những trẻ ít thèm ăn, mắc chứng biếng ăn nhũ nhi, hoặc những trẻ kén chọn vì tiềm ẩn bị ác cảm với thức ăn. Trẻ có thể rất bướng và không chịu ăn những thứ mà ông bà đã nấu cho cháu, hoặc có khi đến nhà ông bà thì lại chịu ăn những thức mà khi ở nhà chúng vẫn chê. Kết luận của ông bà thường là : bọn trẻ bị làm hư rồi, và chắc cha mẹ chúng đang làm sai cái gì đó, mới khiến chúng kén ăn đến như thế.

    Những thế hệ cha mẹ thời trước, thường không thích cho phép con cái lựa chọn thức ăn. Bạn phải ăn thứ được dọn ra trên đĩa, và chỉ có thế. Phụ huynh thời trước hay nhắc nhở con cái rằng ở những đất nước khác, đang có những trẻ em chết đói, rằng các con ở đây có cái mà ăn là hay lắm rồi. ... Phải ăn sạch những gì có trên đĩa là một nguyên tắc vẫn được mọi người tán thành, và cha mẹ thường giữ con cái ngồi yên ở bàn cho đến khi ăn kỳ hết thức ăn. Tôi từng nghe nhiều câu chuyện rất cực đoan của một số cha mẹ, về việc hỏi nhỏ họ đã phải chịu đựng ra sao.

    Chương 9 - Kéo mọi người vào cuộc - Bé Yêu Học Ăn


    Một người mẹ kể tôi nghe rằng, cô nhớ mãi một dịp hè nọ, khi mới lên 3, mẹ cô nói cô sẽ không được đứng dậy khỏi bàn cho tới khi nào ăn hết các thứ có trên dĩa. Nhưng cô không ăn nổi, cô không thấy đói. Rồi mẹ cô ăn xong trước, để lại cô với chị vú và bỏ ra bãi biển. Sau một hồi, chị vú cũng đứng lên, đi làm các việc của chị. Người kể chuyện nói cô nhớ lại mình đã không sao ăn được, và cứ thế ngồi đó một mình cho tới khi trời tối, lúc cuối cùng bà mẹ cũng đã trở về. Thấy cô không ăn gì cả, bà mẹ quyết định cho cô đi ngủ và nói sáng mai, cô sẽ phải ăn những thứ này vào bữa điểm tâm. Cô nhớ lại, những cuộc chiến đấu về thức ăn kiểu này, đã dẫn tới những cuộc đấu khác về quyền kiểm soát, và chúng đầu độc mối quan hệ giữa cô và mẹ cô vào lúc trưởng thành.

    Những thế hệ trước, cũng không chấp nhận việc con cái không chịu ăn một số món nhất định. Một người cha có con mắc chứng ác cảm với thức ăn, và bản thân ông cũng bị chứng ác cảm ấy hồi trẻ, đã kể tôi nghe một chuyện kinh hoàng khi ông còn bé. Hồi ấy, ông không ăn được đậu xanh, ăn vào là ọe và ói. Nhưng ba ông tin rằng ông làm thế là có mục đích, và khi ông từ chối ăn đậu xanh, ba ông dùng thìa nhét vào cho ông ăn. Ăn miếng nào là ông ói ra miếng ấy, nhưng ba ông cứ thế tống vào miệng cho con cho tới khi hết sạch tô, sau đó lại còn nói với con trai rằng, rất tiếc là không còn đậu xanh để mà cho ăn tiếp.

    Tôi cũng nghe nói trong các gia đình châu Á, quan hệ với ông bà ít nhiều khác với các gia đình phương Tây. Nói chung, trẻ con châu Á được ông bà, cha mẹ đút ăn lâu hơn, lại thường ngủ với cha mẹ cho tới khi 2, thậm chỉ 5 tuổi. Tôi xin nhắc lại câu chuyện thú vị sau, mà một người bạn từ Ấn Độ đã chia sẻ: "Trong lúc phải làm việc dài giờ, mẹ chồng cô đã chăm sóc con cái cô. Một tuần khi bé đi nhà trẻ, bạn tôi nhận được điện thoại của cô giáo, rằng hai người cần nói chuyện về việc ăn uống của bé. Bạn tôi rất ngạc nhiên vì trước giờ cô không hề nghĩ con mình có vấn đề gì trong việc ăn uống. Nhưng cô giáo kể, mỗi ngày tuy cũng mang hộp đồ ăn vào, đặt lên bàn như tất cả các bạn, nhưng bé chỉ ngồi đó mà không ăn. Khi bạn tôi hỏi con gái vì sao không chịu ăn trưa, bé đáp: "Tại cô không đút cho con." Bạn tôi phát hiện ra lâu nay, bà nội vẫn đút cho cháu ăn, và con bé cứ nghĩa cô giáo cũng sẽ làm y như thế".

    Chương 9 - Kéo mọi người vào cuộc - Bé Yêu Học Ăn


    Một đồng nghiệp khác, cũng là bạn tôi, kể tôi nghe rằng cô sinh ra sau khi chính sách "một con" được áp dụng ở Trung Quốc. Cha mẹ cô đều đi làm, và ông bà nội chăm sóc cô. Cô ít thèm ăn và không thích ăn. Trong suốt bữa ăn, cả hai ông bà cứ thế ngồi với cháu, mỗi người một bên, liên tục động viên cháu ăn thêm. Buổi tối, cha mẹ sẽ cùng ăn, và cả bốn cùng giục cô ăn thêm, ăn thêm đi. Họ càng ép, cô càng có vẻ khó mà ăn được, cho đến khi đi học, cô vừa bé, vừa gầy. Khi quan sát thấy cô ăn rất ít vào bữa trưa, cô giáo liền nắm tay cô, dẫn đến nhà bếp phía sau căn tin. Cô giáo giở nắp một cái nồi to đựng đầy nước sôi, bảo sẽ thả cô và đấy, nếu không chịu ăn. Kết quả là bạn tôi ăn được chỉ vì sợ bị thả vào nước sôi.

    Như tôi đã minh họa, qua những trường hợp này, các thế hệ phụ huynh trước kia ở phương Tây và phương Đông, có những tín điều khác nhau về cái gì là tốt nhất cho con cái. Những khác nhau giữa các thế hệ, về cách đối xử với trẻ con không chịu ăn, có thể dẫn tới mâu thuẩn giữa cha mẹ và ông bà. Tuy nhiên, cha mẹ cần có một cuộc thảo luận cởi mở đối với chính cha mẹ mình, về cách thức nhìn nhận những vấn đề trong nuôi ăn, về những gì họ muốn mọi người cùng làm trong việc này.

    Cha mẹ cần nhấn mạnh, quan trọng nhất là tất cả người lớn trong nhà đều đưa ra cùng một thông điệp cho đứa trẻ. Nhiều cha mẹ tôi làm việc cùng đã mang về cho ông bà các bản photo hướng dẫn cho ăn, và biện pháp thời gian một mình. Tại đây, họ cùng thảo luận xem mọi người sẽ cùng tham gia như thế nào, để giúp đứa trẻ. Tôi hy vọng cuốn sách này không chỉ giúp các cha mẹ học cách cho con ăn, mà còn kéo được cả ông bà của cháu vào cuộc.

    VAI TRÒ CỦA NHỮNG NGƯỜI CHĂM TRẺ KHÁC


    Ngày càng có nhiều cha mẹ quay trở lại công việc sớm sau khi sinh, những người chăm trẻ thay thế (thí dụ các bà vú, người giữ trẻ, cơ sở chăm trẻ) cũng bắt đầu giữ một vài trò ngày càng quan trọng trong việc nuôi trẻ ăn. Các bà vú thường nhận toàn bộ trách nhiệm trong ngày đối với trẻ, và ngay cả bữa tối quan trọng nhất của trẻ cũng do các bà lo. Chăm trẻ, cho trẻ ăn là nghề kiếm sống của họ, thường là để nuôi chính các con cái họ, những đứa trẻ đang phải giao cho ông bà chăm sóc. Tôi từng gặp những bà vú xuất sắc, dường như họ có thiên bẩm về cách xử lý trẻ không chịu ăn, biết khi nào thì chờ đợi, khi nào thì đặt giới hạn. Ngược lại, tôi cũng từng nghe những câu chuyện rất đáng buồn về những bà vú ép trẻ phải ăn, và khiến cho những khó khăn trong nuôi ăn càng thêm nặng nề.

    Tuy có cách khác nhau, nhưng các bà vú cũng chịu áp lực trẻ phải ăn được, nặng nề ngang với phụ huynh. Mà phương kế sinh nhai của họ, là tùy thuộc vào điều đó. Nếu trẻ không ăn, họ có thể mất việc. Tùy vào trải nghiệm về nuôi ăn, mà chính cha mẹ họ từng áp dụng, các bà vú nuôi có thể có nhiều ý tưởng khác nhau, để làm sao nuôi ăn thành công một đứa trẻ. Họ có thể quá thoải mái, không tổ chức gì cho các bữa ăn, hoặc có thể chỉ biết ép trẻ ăn. Cha mẹ không nên dựa hoàn toàn vào báo cáo của các bà vú, mà cần quan sát lúc họ cho bé ăn, để hiểu được người này làm việc ra sao. Tôi từng thấy, nhiều bà vú cho trẻ ăn rất thành công, nhưng khi có cha mẹ cũng đứa trẻ ấy, nó lại chỉ chơi và làm nũng cha mẹ, thay vì ăn. Sự chú ý của cha mẹ khi đó, quan trọng hơn thức ăn. Quay video cảnh bà vú cho bé ăn cũng có thể là một cách để hiểu hơn về những gì diễn ra trong bữa ăn.

    Tuy nhiên, quan trọng nhất phụ huynh cần huấn luyện bà vú cách cho ăn mà họ vẫn dùng và muốn họ áp dụng. Phụ huynh cần cùng với bà vú xem xét kỹ lưỡng những hướng dẫn cho ăn, và cùng giải quyết các vấn đề khi nào cho trẻ ăn, cho ăn thế nào. Huấn luyện bà vú nuôi là một đầu tư quan trọng để mọi việc được đâu vào đó. Với những người chăm trẻ khác cũng thế, từ người giữ trẻ theo giờ, tới người làm bán thời gian. Một điều rất quan trọng là phải có tính nhất quán, giữa những gì cha mẹ làm khi cho con ăn, với những gì họ muốn người chăm trẻ làm.

    Chương 9 - Kéo mọi người vào cuộc - Bé Yêu Học Ăn


    Hơi khó hơn một chút là khi trẻ đi mẫu giáo, hoặc tới cơ sở giữ trẻ. Ở đó, người ta phải chăm một lúc nhiều trẻ, và thường là không có thời gian hoặc khả năng để tập trung cho một trẻ có những khó khăn về ăn. Không may là cung cách của những cơ sở này thường không tốt cho những trẻ có những vấn đề đặc biệt về nuôi ăn. Nhiều cơ sở cho ăn vặt thường xuyên vào buổi sáng, làm hỏng sự ngon miệng vào buổi trưa của một trẻ mắc chứng biếng ăn nhũ nhi. Họ lại dọn cùng một loại thức ăn cho tất cả trẻ, điều đó là gây khó cho trẻ mắc chứng ác cảm với thức ăn. Tôi từng thấy nhiều trẻ mẫu giáo khóc thét và không muốn đến trường, chỉ vì cô giáo cho chúng ăn những thứ mà chúng sợ phải ăn.

    Quan trọng là cha mẹ phải tìm hiểu cho được những quy định tại cơ sở giữ trẻ hoặc trường mẫu giáo mà mình gửi con, rồi tìm cách giúp con mình hòa đồng, với những trẻ khác trong trường. Cha mẹ nên giải thích những vấn đề của con mình với giáo viên. Bằng cách đó, giáo viên và cha mẹ có thể cùng tính toán xem thu xếp giờ ăn cho đứa trẻ ra sao, khi bé ở trường. Nếu trẻ bị ác cảm với thức ăn, mỗi khi tới lớp, cha mẹ nên gói theo đồ ăn mà trẻ thích ăn. Biết vấn đề của trẻ là gì rồi, giáo viên có thể xử lý vấn đề yêu ghét món ăn của trẻ, theo một lối trung tính nhất, không để rơi vào những cuộc tranh đấu dùng sức mạnh.

    Chương 9 - Kéo mọi người vào cuộc - Bé Yêu Học Ăn


    Nếu đứa trẻ mắc chứng biếng ăn nhũ nhi, và không ăn được nhiều vào bữa trưa, do giữa buổi sáng đã được ăn vặt, giáo viên có thể cho bé ăn vặt ít thôi, để bé không lạc lõng giữa các trẻ khác, nhưng đủ để có cảm giác đối khi tới bữa trưa. Trẻ nhỏ rất thích được làm, được ăn những gì trẻ khác ăn, việc này thường rất có ích với một số bé. Nhìn những trẻ khác ăn, và thưởng thức đồ ăn, chúng cũng bị lôi cuốn muốn thử theo. Tuy nhiên, trẻ mắc chứng biếng ăn nhũ nhi, thường quá bận tâm quan sát các trẻ khác làm gì, ăn gì, đến nỗi dường như chính chúng quên béng mất việc ăn. Đây là một chi tiết quan trọng mà giáo viên cần hiểu rõ, để xếp cho những trẻ này chỗ ngồi nào ít bị xao lãng nhất.

    Như tôi đã minh họa những thí dụ trên, mỗi đứa trẻ có thể có đáp ứng khác nhau khi ở những cơ sở chăm trẻ khác nhau. Quan trọng là cha mẹ cần phối hợp giúp đỡ các cơ sở ấy để họ chăm sóc con mình, để họ hiểu rõ những khó khăn đặc thù của con mình, và cùng nhau tính toán cách giải quyết vấn đề với trẻ. Mọi người đều phải vào cuộc, đầu tiên là cả hai cha mẹ, kể là ông bà, rồi người bà vú, người trông trẻ, các cơ sở giữ trẻ, các giáo viên mẫu giáo để việc giúp một đứa trẻ được thành công.



    Tác giả : DR. IRENE CHATOOR
    Người dịch : Thiên Lương
    Up file : Nguyễn Thanh Tâm
    Hệ thống website Báo Giá Tour Du Lịch baogiatour.com
    Sách Bé Yêu Học Ăn của Dr Irene Chatoor



    ==============================================
    Đăng ký tour du lịch vui lòng liên hệ
    Trưởng phòng kinh doanh: Nguyễn Thanh Tâm ( Tâm Pacific )
    Hotline: 0911.46.33.89
    Tổng đài tư vấn miễn phí: 01283.98.69.98
    Website Pacific Travel baogiatour.com
    Fanpage www.facebook.com/NguyenThanhTamSearchBox
    #tourthailan  #toursingapore  #tourcampuchia  #tourtrongnuoc
    ==============================================
    tour du lich thai lan

    cùng chuyên mục

Tin mới

    xem thêm

    Quảng cáo

    Liên hệ quảng cáo

    Tin nổi bật

    • Chính sách phát triển du lịch Thái Lan và bài học cho Việt Nam ra sao ?
      Chính sách phát triển du lịch Thái Lan và bài học cho Việt Nam ra sao ?
      Theo PGS.TS Hà Văn Hội thì Chính Sách Phát Triển Du Lịch của Thái Lan , đã mang tới một số bài học kinh nghiệm cho Việt Nam ra sao ? Cùng vớ...
    • Thuận lợi và khó khăn khi ứng dụng Thương Mại Điện Tử ở Việt Nam
      Thuận lợi và khó khăn khi ứng dụng Thương Mại Điện Tử ở Việt Nam
      Nhiều người đã biết, hiện nay Thương Mại Điện Tử là một trong những ứng dụng nổi tiếng nhất, và là điều kiện sống còn cho mỗi quốc gia hi...
    • Địa vị của phật giáo ở Thái Lan hiện nay - Phật Giáo Thái Lan
      Địa vị của phật giáo ở Thái Lan hiện nay - Phật Giáo Thái Lan
      Địa vị của Phật Giáo ở Thái Lan hiện nay. Trong suốt chiều dài bảy thế kỷ, từ khi mới du nhập vào Thái Lan cho đến nay, Phật giáo Therava...
    • Khách hàng là mục tiêu của sự sống còn của công ty du lịch lữ hành
      Khách hàng là mục tiêu của sự sống còn của công ty du lịch lữ hành
      Khách hàng mục tiêu là một trong những khách hàng mà nhiều doanh nghiệp lữ hành phải nhắm đến, và chăm sóc kỹ lưỡng nhất. Họ thường có nhu c...
    • Bài học Marketing từ ngành du lịch của Thái Lan được hay mất gì ?
      Bài học Marketing từ ngành du lịch của Thái Lan được hay mất gì ?
      Du lịch Thái Lan là một trong những ngành du lịch không khói, rất thành công tại Đông Nam Á. Và sự thành công này không chỉ đến từ mỗi du ...

    Đọc nhiều

    • Chính sách phát triển du lịch Thái Lan và bài học cho Việt Nam ra sao ?
      Chính sách phát triển du lịch Thái Lan và bài học cho Việt Nam ra sao ?
      Theo PGS.TS Hà Văn Hội thì Chính Sách Phát Triển Du Lịch của Thái Lan , đã mang tới một số bài học kinh nghiệm cho Việt Nam ra sao ? Cùng vớ...
    • Thuận lợi và khó khăn khi ứng dụng Thương Mại Điện Tử ở Việt Nam
      Thuận lợi và khó khăn khi ứng dụng Thương Mại Điện Tử ở Việt Nam
      Nhiều người đã biết, hiện nay Thương Mại Điện Tử là một trong những ứng dụng nổi tiếng nhất, và là điều kiện sống còn cho mỗi quốc gia hi...
    • Trung tâm thuốc rắn hoàng gia Thái Lan ROYAL THAI HERB
      Trung tâm thuốc rắn hoàng gia Thái Lan ROYAL THAI HERB
      Trung tâm ROYAL THAI HERB là tên gọi của Trung Tâm Thuốc Rắn của Hoàng Gia Thái Lan, du khách Việt Nam hay gọi là Trung Tâm RTH ThaiLand. Đâ...
    • Chương 8 - Khi trẻ ăn quá nhiều - Bé Yêu Học Ăn
      Chương 8 - Khi trẻ ăn quá nhiều - Bé Yêu Học Ăn
      Cha mẹ có từ hai con trở lên thường nhận xét rằng, từ rất sớm, họ thấy bọn trẻ trong nhà mỗi đứa tiếp cận thức ăn một cách khác nhau. Một gi...
    • Chương 9 - Kéo mọi người vào cuộc - Bé Yêu Học Ăn
      Chương 9 - Kéo mọi người vào cuộc - Bé Yêu Học Ăn
      Bạn đang xem chương 9 tiêu đề là Kéo Mọi Người Vào Cuộc trong sách Bé Yêu Học Ăn. Tầm quan trọng của những bữa ăn gia đình. Hai mươi năm ...

    Có thể bạn quan tâm

      Quảng cáo

      tour phú quốc
      Liên hệ quảng cáo
      Home
      Video | TamPacific.com | TamPacific.net | TamPacificTravel.com | Juggalonews.com
      Lên đầu trang
      báo giá tour

      Báo Giá Tour

      © 2018 www.baogiatour.com

      Địa chỉ: số 60 Võ Văn Tần, Phường 6, Quận 3, TPHCM
      Mr Nguyễn Thanh Tâm
      Liên hệ quảng cáo: +84911463389

      Chính sách và Điều khoản | Chính sách thanh toán